Tư vấn
(068) 3874403
Lượt truy cập
1175118
Leo núi Chúa Em
Ngủ một giấc trên chuyến xe giường nằm, chúng tôi có mặt ở TP Phan Rang - Tháp Chàm lúc 5g sáng thứ bảy. Đúng 9g, khởi hành từ vịnh Vĩnh Hy chúng tôi đi xuyên qua rẫy cây ăn trái của đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Cầu Gãy (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải). Sau một giờ rưỡi leo dốc, mọi người nghỉ chân tại một cao điểm để khoe nhau những bức ảnh toàn cảnh vịnh Vĩnh Hy tuyệt đẹp vừa chụp được.

11.JPG
Ngã ba đường, bên trái lên núi Chúa Anh, bên phải lên núi Chúa Em- ảnh: T.T.D

Bữa cơm trưa ven suối vừa xong, chúng tôi bắt đầu leo lên những con dốc 30-450. Thở phì phò, cả nhóm lên được vài mét lại dừng. Từ độ cao 600m lên đến đỉnh là đoạn khó khăn nhất. Nắng nóng cộng với balô (7-10kg) nặng trĩu khiến bước chân càng lúc càng chậm chạp hơn. Do đường lên núi Chúa Em ít người đi và không có lối mòn nên những người dẫn đường đôi khi phải quay lại để định hướng cho đúng.
Quãng quá trưa thì mây mù xuất hiện, từ từ bao trùm từng người một. Càng lên cao gió càng lớn như muốn quật ngã những ai yếu sức. Người đi sau bám lấy người đi trước, nhích dần từng bước. 15g, người dẫn đường thông báo đã đến khu vực đỉnh núi - một khoảng trống có độ dốc khoảng 35 độ - và nếu trời tốt có thể nhìn rõ biển Bình Tiên (cách đó 5km) cũng như toàn cảnh núi Chúa.
Nhưng chúng tôi chẳng thấy gì ngoài sương mù dày đặc và gió giật từng cơn. Mở GPS ra bắt sóng vệ tinh, tôi đo được độ cao nơi mình đứng: 960m so với mặt biển, cách đỉnh núi Chúa Anh (cao 1.039m) về hướng tây nam 4,4km. Mưa bắt đầu rơi, chúng tôi vội vàng lách những bụi mây, xuyên rừng trúc xuống núi để kịp đến điểm tập kết.
Đường xuống trơn trượt, nhiều người “chụp ếch” liên tục. Đến nơi đã 17g, mọi người bắt tay dựng trại trước khi trời tối hẳn. Màn đêm buông xuống rất nhanh giữa tiếng mưa rơi không ngớt. Chuyện cười, chuyện đời, những bài hát đủ thể loại được hâm nóng hơn lên bên bếp lửa - nơi nấu nướng, ăn uống, sưởi ấm, hong khô... Mưa và gió lạnh thổi suốt đêm bên những giấc ngủ chập chờn chờ trời sáng.
Trời thật bình yên sau cơn mưa đêm qua. Ánh dương xuyên qua những tán cây đánh thức mọi người. Sau khi dùng điểm tâm, chúng tôi thu xếp và xuống núi bằng con đường ven suối Nhỏ (còn gọi là suối Vẹn) để đến trảng cỏ tranh.
Theo nhân viên phòng bảo tồn Phạm Anh Dũng, khu vực này phân chia “Kiểu rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới núi thấp” - cũng là đặc trưng của vườn quốc gia Núi Chúa. Xuống đến độ cao 530m, chúng tôi thấy ngọn Chúa Em sừng sững sau lưng. Bạn Đăng Khoa, từng chinh phục đỉnh Chúa Anh, cho biết leo núi Chúa Em hấp dẫn hơn vì đường đi còn hoang sơ, có độ dốc lớn và nhiều cảnh đẹp.

12.JPG
Xuống núi trong cơn mưa, một số thanh niên chụp được rất nhiều ếch- ảnh: T.T.D

21.JPG
Bếp lửa trong cơn mưa lạnh thấu sương- ảnh: T.T.D

23.JPG
Cảnh đẹp kỳ lạ: thân cây tách đôi bên con Suối ven - ảnh: T.T.D

25.JPG
Niềm vui khi leo lên đỉnh Núi Chúa- ảnh: T.T.D


                                                                                                                    TRẦN TIẾN DŨNG
Các tin khác
Thông báo tiêu chí xét chọn nhà đầu tư phối hợp lập Dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn quốc gia Núi Chúa.
Thông báo tiêu chí xét chọn nhà đầu tư phối hợp lập Dự án du lịch sinh  thái nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn quốc gia Núi Chúa.
Mức thu phí thăm quan mới tại các điểm thăm quan thuộc VQG Núi Chúa
Thực hiện Quyết định số 61/2017/QĐ-UBND Ngày 8/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan tại Vườn quốc gia Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận. Này VQG Núi Chúa thông báo đến các đơn vị, cá nhân biết về mức thu phí tham quan mới và thời gian thu tại...
Sản phẩm của cộng đồng Raglai Vườn quốc gia Núi Chúa
Sản phẩm do chính cộng đồng người dân Raglai sinh sống tại Vườn quốc gia Núi Chúa tìm kiếm và tạo ra các sản phẩm nhằm góp phần tạo sinh kế cho người dân tộc Raglai và giảm tác động vào tài nguyên môi trường
Tour du lịch sinh thái đi xem rùa đẻ tại Trạm bảo tồn rùa biển Bãi Thịt
Chương trình Tour không vì mục đích lợi nhuận mà nhằm góp phần tích cực trong việc giáo dục bảo tồn loài rùa biển, nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương tham gia cứu hộ, bảo vệ rùa biển tại Vườn quốc gia Núi Chúa