Chương trình nghiên cứu cơ bản về đa dạng các loài
động vật hoang dã tại khu vực rừng bán khô hạn Vườn quốc gia Núi
Chúa, tỉnh Ninh Thuận đã phát hiện 12 loài dơi.
Chương trình nghiên cứu cơ bản
về đa dạng các loài động vật hoang dã tại khu vực rừng bán khô hạn
Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận từ năm 2003-2006 do Giáo sư
Đoàn Cảnh, Viện Sinh học Nhiệt đới chủ trì, nhà nghiên cứu động vật
Ngô Văn Trí chịu trách nhiệm chính về khảo sát các loài thú hoang
dã đã phát hiện 12 loài dơi. Chư
ơng trình được tài trợ bởi Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
Dựa vào thiết bị nghiên cứu
lưới mờ (mist net)
(lư
ới chuyên dụng, rất mảnh dùng để bẫy dơi) đặt ngang các dòng suối và
dưới tán rừng vào ban đêm đã thu thập được mẫu vật và chụp hình 12
loài dơi thuộc các họ dơi ăn quả Pteropodidae, họ dơi nếp mũi – Hipposideridae,
họ dơi lá mũi - Rhinolophidae và họ dơi ăn muỗi (Vespertilionidae).
Đây là những ghi nhận đầu tiên về sự phân bố của
các loài dơi ở Vườn quốc gia Núi Chúa. Trong đó có loài dơi chó tai
ngắn – Cynopterus brachyotis được ghi nhận trong sách đỏ của Việt
Nam. Mặc dù không được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam nhưng hai loài
dơi Hipposiderosarmiger và dơi lá mũi – Rhinolophus sp
có số lượng rất ít tại khu vực nghiên cứu.
Nghiên cứu chi tiết các hang dơi dọc theo bờ biển
vào mùa khô thì có sự trú ẩn của các loài dơi, nhưng vào mùa mưa
thời tiết lạnh hơn các loài dơi di cư sâu vào những hang đá lớn hơn
nằm sâu trong rừng Núi Chúa.
Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu dơi bằng lưới mờ
vẫn có những nét hạn chế vì các loài dơi có hệ thống định vị
bằng siêu âm phát triển tốt (như các loài dơi muỗi) không hề bị mắc
lưới. Hy vọng đa dạng các loài dơi sẽ cao hơn nếu bổ sung thêm phương
tiện bắt dơi bằng bẫy thụ cầm (một loại thiết bị chuyên dụng giống như đàn,
gồm nhiều lớp cước căng đều, đặt cạnh nhau, có giá tới 300-500 USD/chiếc).
Tin và ảnh
Bích Ngân
,
trích theo http://vietnamnet.com